Tên là ấn tượng đầu tiên để khách hàng nhận diện doanh nghiệp. Nhận biết được tầm quan trọng này, nhiều chủ doanh nghiệp rất đau đầu khi nghĩ tên cho đứa con tinh thần của mình. Ngoài vấn đề đặt tên cho đúng luật. Vậy làm sao để đặt tên chuyên nghiệp? Điều này đòi hỏi một số lượng nghiên cứu nhất định. Hãy cùng LUẬT HẢI CHI tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Định nghĩa
Theo quy định tại Điều 37 Luật Doanh Nghiệp 2020, có thể hiểu:
“Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp, được gắn tại trụ sở chính. Tên này được in sử dụng trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu của doanh nghiệp.”
Tên tiếng việt của doanh nghiệp được đặt theo cấu trúc:
“Loại hình doanh nghiệp” + “Tên riêng”
Ví dụ: CÔNG TY TNHH HẢI CHI
Trong đó:
“CÔNG TY TNHH” là loại hình doanh nghiệp
“HẢI CHI” là phần tên riêng của doanh nghiệp
Ngoài ra, có thể bao gồm các thành tố như THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ, XÂY DỰNG, TẬP ĐOÀN..

04 nguyên tắc vàng khi đặt tên
Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác
Tên là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh. Một nguyên tắc bất di bất dịch mà chủ doanh nghiệp cần phải nhớ là không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác. Khi một doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tên doanh nghiệp đó sẽ được bảo hộ trên phạm vi cả nước.
Đặt tên dễ ghi nhớ
Khi cầm chai nước “7UP” nổi tiếng, có khi nào bạn tự hỏi tên gọi này bắt nguồn từ đâu và con số 7 tượng trưng cho điều gì?
Có thể bạn chưa biết, “7UP” có tên ban đầu là “Bib-Label Lithiated Lemon-Lime Soda vào năm 1929. Tuy nhiên vì cái tên này quá dài nên không được khách hàng lựa chọn nhiều và nó khó bán chạy trên thị trường. Vì thế, Charles – cha đẻ của sản phẩm đã quyết định đổi tên thành 7UP Lithiated Lemon-lime và cuối cùng rút gọn thành 7UP.
Ví dụ thực tế chứng minh rằng: Một doanh nghiệp có tên thương mại dễ ghi nhớ sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ khách hàng. Tên dễ ghi nhớ còn giúp khách hàng nhớ trước tiên khi nghĩ đến loại sản phẩm. Tính ngắn gọn, dễ nhớ giúp doanh nghiệp dễ dàng truyền thông thương hiệu sau này.
Sáng tạo, độc lạ
Một sự cân nhắc kế tiếp để tên dễ được gợi nhớ đó là tính sáng tạo, độc lạ của nó. Một tên thương hiệu khác biệt có thể được xem là một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Các ý tưởng đặt tên độc lạ, không gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác như:
- Dùng tên của nhà sáng lập. Ví dụ: Mắm Ruốc Cô Tám; Điện máy Nguyễn Kim. Các tên như Adidas, Toyota, Honda,…đều là các ông lớn trên thế giới và khi nhắc đến rất dễ nhớ cũng như nhớ được cả người sáng lập.
- Dùng đặc trưng sản phẩm để đặt tên. Ví dụ như BaNo là tên của một cửa hàng bánh, BaNo là viết tắt của Bánh Nóng.
- Đặt tên thương hiệu theo địa chỉ, địa danh. Ví dụ: Công ty TNHH Du lịch xanh Cần Giờ;
- Sử dụng từ viết tắt. Ví dụ: Công ty Cổ phần IB- 8S, ý nghĩa của tên này dịch ra là International Business (kinh doanh thông minh).Ví dụ như BMW (Bayerische Motoren Werke), KFC (Kentucky Frid Chicken)
Có khả năng liên tưởng, ý nghĩa
Ngoài khả năng dễ nhớ, sáng tạo, cần phải có khả năng truyền tải những thông điệp có ý nghĩa tới khách hàng. Nếu tên thương hiệu có khả năng mô tả và liên tưởng cao sẽ dễ dàng hướng khách hàng liên hệ đến các lợi ích nổi trội về sản phẩm hay dịch vụ của công ty.
Ví dụ: Tập đoàn Nike ban đầu có tên là Blue Ribbon Sports được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964. Năm 1971, hãng chính thức đổi tên là Nike. Theo tiếng Hy Lạp, Nike có nghĩa là nữ thần chiến thắng. Chúng ta có thể nhanh chóng thấy điều này hoàn hảo như thế nào đối với một thương hiệu quần áo và giày thể thao. Nó ngắn gọn, dễ nhớ, và đúng nghĩa là chiến thắng cho những người mặc nó.
Kết luận:
Một cái tên không đủ để làm nên thương hiệu mạnh. Để tồn tại lâu dài, doanh nghiệp cần phải chú trong vào các yếu tố khác như sản phẩm, chăm sóc khách hàng… Để ghi dấu trong lòng khách hàng, doanh nghiệp cần làm tốt các khâu từ nhỏ nhặt chất. Chọn cho mình một tên doanh nghiệp tốt là bước đi đầu của doanh nghiệp. Hi vọng, những chia sẻ pháp lý phía trên sẽ giúp chủ doanh nghiệp có nhiều lựa chọn phù hợp.